- 31 Lưu Xuân Tín P.10 Q.5
- 0932188233
Cá cảnh, Thức ăn cá, Men vi sinh, Hồ cá, Đèn hồ cá, Phân nước
Cung cấp cho cá rồng của bạn một môi trường nước sạch sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu giúp cá phát triển khỏe mạnh. Chất lượng nước tốt hay không còn phải phụ thuộc lớn vào hệ thống lọc nước cho bể cá rồng, nếu không bạn có thể đi bay hàng chục triệu đồng chỉ trong vài ngày.
Trong bài viết dưới đây, Thế giới cá cảnh sẽ giải đáp cho bạn xem liệu hệ thống lọc nước hồ cá rồng có bao nhiêu loại nhé.
Các thông số nước nên được theo dõi thường xuyên bằng cách sử dụng các bộ dụng cụ kiểm tra nước bán sẵn trên thị trường.
Nitrit (NO2): Nên giữ ở mức tuyệt đối 0 ppm
Nitrat (NO3): Nên giữ ở mức tuyệt đối dưới 40 ppm
Amoniac (NH3): Nên giữ ở mức tuyệt đối 0 ppm
Cá rồng là loài cá nhiệt đới, vì vậy môi trường nước khoảng 24-30° C (hoặc 75-86 ° F) là điều kiện lý tưởng nhất. Tuy nhiên, các loại cá rồng Úc sẽ phát triển mạnh ở nhiệt độ thấp hơn.
Môi trường sống ban đầu của cá rồng là trong các khu rừng nhiệt đới, nơi có độ pH khoảng 5,5-7 và nước hơi chua. Nước hơi chua sẽ kích thích cá rồng tự phát triển màu sắc tươi sáng của cơ thể một cách tự nhiên, đặc biệt đối với cá rồng đỏ.
Bình thường thì phân cá và thức ăn thừa sẽ làm tăng nồng độ amoniac, amoniac sẽ chuyển hóa thành nitrit và nitrat có hại cho cá rồng. Tuy nhiên trong môi trường axit nhẹ, amoniac sẽ được chuyển đổi thành amoni (NH4+) không độc hại, an toàn hơn cho cá rồng.
Cá rồng là loại cá cảnh ăn nhiều nên lượng phân, nước tiểu và các chất cặn bã khác xả ra bể là rất lớn. Chính vì thế mà tất cả các loại lọc trong hệ thống lọc nước bể cá rồng đều bắt buộc phải có phần lọc thô để giữ lại các chất thải dạng rắn.
Một số vật liệu lọc thô dùng trong hệ thống lọc nước cho hồ cá rồng là bùi nhùi, bông lọc truyền thống, khăn lọc. Bạn có thể dễ dàng mua được các vật liệu lọc trên tại các cửa hàng bán vật dụng cá cảnh hoặc mua online.
Bùi nhùi lọc nước có được bán tại thegioicacanh.com.vn
Tầm 2 - 3 tháng sau, bạn có thể quan sát thấy phần lọc thô chứa rất nhiều cặn bẩn. Nếu bạn không giặt sạch và thay mới các loại vật liệu lọc thô thì nó sẽ gây tắc ứ cho cả một chu trình lọc, nước có thể sẽ bị chảy ra ngoài.
Có rất nhiều vật liệu lọc tinh được bán trên thị trường như sứ lọc, gốm lọc, nham thạch,...
Sứ lọc nhẫn trắng có bán tại thegioicacanh.com.vn
Sau khi được lọc thô, nước trong bể chỉ còn một xíu chất cặn và độc tố trong nước. Nhiệm vụ của phần lọc tinh trong hệ thống lọc nước hồ cá rồng chính là khử các loại độc tố.
Với cá rồng thì amoniac (NH3), nitrit (NO2), nitrat (NO3) là 3 chất độc cực kỳ nguy hiểm, nhất là NH3 và NO3. Khi hàm lượng những chất này vượt quá mức kiểm soát sẽ khiến cá chán ăn, bơi yếu, sau đó thì tử vong nếu không được chữa kịp thời.
Phần này còn được gọi là lọc vi sinh, bởi vì khi nước đi qua phần này sẽ được một lượng lớn vi sinh vật có lợi nhằm biến đổi thành các hợp chất vô hại.
Đây là phần cuối cùng trong hệ thống lọc nước hồ cá rồng, sẽ dùng các loại vật liệu chứa các chất hóa học như mangan, canxi, sắt,...
Ngăn này gồm các loại vật liệu như than hoạt tính, cát mangan, Eheim Substrat Pro,...
Than hoạt tính dạng hạt được bán tại thegioicacanh.com.vn
[XEM NGAY] CÁCH VẬN HÀNH HỆ THỐNG LỌC Ở BỂ CÁ
Lọc tràn trên là phương pháp lọc khá phổ biến, tức là hệ thống lọc nước cho bể cá rồng sẽ được bố trí ở trên nóc bể cá.
Hệ thống lọc nước cho bể cá rồng kiểu này về cơ bản được chia thành 3 phần là lọc thô, lọc tinh và lọc hóa học. Tuy nhiên trên thực tế, người ta sẽ setup hệ thống lọc nước cho bể cá rồng phải có ít nhất là 4 ngăn, bởi vì ngăn cuối cùng là ngăn trữ nước nước sau khi lọc. Dưới đây là một ví dụ các vật liệu lọc trong hệ thống lọc nước hồ cá rồng:
Ngăn đầu tiên: Một lớp bùi nhùi để lọc cặn
Ngăn thứ 2: Đặt bùi nhùi bên dưới, còn sứ lọc và nham thạch thì đặt lên phía trên (bước này có thể chia làm 2 ngăn, một ngăn chứa sứ lọc, một ngăn chứa nham thạch tùy theo điều kiện của bạn)
Ngăn thứ 3: Dùng nham thạch lót bên dưới rồi thêm than hoạt tính và đá lọc asen lên phía trên.
Ngăn thứ 4: Lót một vài lớp bông lọc hoặc không thêm gì cũng được.
Hệ thống lọc tràn trên đối với bể cá rồng
Sau khi nước bể tràn lần lượt qua các ngăn sẽ được lưu giữ trong ngăn trữ nước và đổ lại vào bể qua đường ống nước. Ưu điểm của phương pháp này là bề mặt nước không bị dao động quá nhiều, cung cấp cho cá rồng môi trường sống ổn định.
[ĐỌC NGAY] HƯỚNG DẪN LÀM HỆ THỐNG LỌC TRÀN TRÊN CHO BỂ CÁ
Cũng bao gồm các vật liệu lọc tương tự như lọc tràn trên, tuy nhiên hệ thống lọc cho bể cá rồng loại này sẽ được đặt ở phía dưới bể cá, hay còn gọi là phương pháp lọc đáy bể cá rồng.
Lọc tràn dưới phức tạp hơn một chút, bắt buộc phải có tấm vách lỗ ở đáy bể cá để hứng các cặn bẩn lắng xuống bên dưới. Để hút được nước từ bể cá xuống dưới hệ thống lọc nước bể cá rồng, chúng ta cần sử dụng thêm bộ phận hút-thổi gồm có các đầu bơm hút-thổi được nối với nhau bằng đường ống hút. Đầu còn lại sẽ đặt ở ngăn lọc đầu tiên của hệ thống lọc.
Tấm vách lỗ đặt ở đáy bể cá
Sau khi nước đã được lọc sạch và chảy vào ngăn trữ nước, ta sẽ cần phải có bộ phận bơm hút-đẩy để đưa nước ngược trở lại bể.
Nếu bạn đang dùng hệ thống lọc tràn dưới cho bể cá rồng, chúng tôi khuyên bạn nên rải ở phía đáy hồ một lớp vật liệu lọc như là than hoạt tính, đá lọc asen,...
Hệ thống lọc tràn dưới đối với bể cá rồng
Trên đây là những thông tin hữu ích về hệ thống lọc nước hồ cá rồng mà Thế giới cá cảnh muốn gửi đến khách hàng. Hy vọng bạn có thể tự thiết kế một hệ thống lọc đảm bảo chất lượng dành cho cá rồng nhé.
[MUA NGAY] 50+ VẬT LIỆU LỌC BỂ CÁ TẠI THẾ GIỚI CÁ CẢNH
Chất lượng nước luôn là yếu tố hàng đầu để duy trì sức sống đối với cá rồng nói riêng và các loại cá cảnh nói chung. Hãy cùng Thế giới cá cảnh tìm hiểu kỹ hơn về hệ thống lọc nước bể cá rồng nhé.
Bình luận